Gợi Ý Cho Bạn Một Số Cách Tự Sửa Chữa Máy Nén
Khi sử dụng máy nén lâu ngày chúng ta có thể phát hiện ra những dấu hiệu trục trặc, hỏng hóc của máy. Lúc đó tâm lý của chúng ta là sẽ liên hệ ngay với thợ sửa để kịp thời sửa máy. Nhưng với một số trục trặc nhỏ chúng ta có thể tự sửa chữa máy nén tại chỗ khi biết được một số cách sửa hữu ích sau.
Hệ thống máy nén trong các nhà máy
Những lỗi thường gặp ở máy nén
Nguyên nhân khiến cho máy nén bị trục trặc có khá nhiều nhưng có một số lỗi thường gặp nhất đó là:
- Máy không khởi động được, không chạy được và có hiện tượng bị đóng keo, bị bó cứng ở cụm đầu nén.
- Trong quá trình hoạt động máy phát ra tiếng ồn lớn hoặc là tiếng động bất thường.
- Máy nén hoạt động nhưng lại không tạo ra áp lực khí nén.
- Máy bị quá dòng hoặc khi hoạt động thì sinh ra nhiệt độ cao.
- Máy bị hỏng bảng điều khiển hoặc bo mạch.
- Máy có hiện tượng bị nhảy relay hoặc là relay có dấu hiệu không tự ngắt do bị quá tải.
- Máy nén tạo khí chậm hoặc nhanh hết khí hơn bình thường hoặc có thể không đủ áp lực nén.
- Máy bị chảy dầu và hao dầu.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hư hỏng máy nén khí
Một số cách tự sửa chữa máy nén
Tùy thuộc vào hiện tượng, dấu hiệu bị hỏng mà sẽ có những phương án sửa chữa máy nén khác nhau. Do đó mà bạn cần nắm được những hiện tượng của máy cũng như một số cách sửa chữa cơ bản như:
● Hiện tượng 1
Khi bạn phát hiện ra máy nén hoạt động bị nhiệt độ cao (>100 độ C) thì cách sửa chữa đó là:
- Thay lọc khí, lọc dầu và dầu làm mát
- Điều chỉnh lại van hằng nhiệt
- Làm vệ sinh dàn tản nhiệt để kiểm tra xe giàn tản nhiệt có tốt không?
- Kiểm tra lại vị trí đặt máy và nhiệt độ môi trường
- Kiểm tra lại phần vòng bi đầu nén
● Hiện tượng 2
Máy nén chạy nhưng lại không tạo ra khí (hoặc không lên áp) thì cách sửa chữa sẽ là:
- Kiểm tra lại phần dây đai, bánh răng và khớp nối xem có bị vỡ, đứt hay không?
- Kiểm tra xem van cửa nạp khí liệu có mở không?
- Kiểm tra phần mạch điều khiển
- Kiểm tra phần van điện từ điều khiển cửa nạp và phần van điều áp
● Hiện tượng 3
Trong quá trình hoạt động bạn phát hiện ra quạt báo hoặc động cơ chính báo quá tải thì cần áp dụng cách sửa chữa máy nén sau:
- Kiểm tra phần lỗi keo dầu
- Động cơ có thể bị mất pha hoặc lệch pha
- Kiểm tra xem có bị kẹt bị mô tơ hoặc bi ở phần đầu nén không?
Xác định đúng nguyên nhân bạn có phương án sửa chữa chính xác nhất
● Hiện tượng 4
Khi chạy máy nén phát ra tiếng kêu bất thường là hiện tượng khá phổ biến, thường gặp nhất. Nếu thấy hiện tượng này thì bạn cần tiến hành cách:
- Kiểm tra phần tiếng kêu ở đầu nén
- Kiểm tra phần quạt làm mát
- Kiểm tra phần khớp nối và hộp bánh răng
● Hiện tượng 5
Đang hoạt động mà máy nén dừng đột ngột là điều thường gặp, nhất là vào mùa hè. Lỗi này là do nhiệt độ cao khiến máy dừng đột ngột. Và cách để sửa chữa đó là:
- Bổ sung thêm dầu để làm mát và bôi trơn, nên chọn loại dầu bôi trơn có chất lượng để tránh trường hợp dầu bẩn sẽ làm cho máy bị tắc
- Kiểm tra lại việc lưu thông gió ở trong phòng máy
- Kiểm tra ở phần van điều khiển của nhiệt độ dầu
Trên đây là những gợi ý về một số cách tự sửa chữa máy nén. Mong rằng khi biết được các cách tự sửa này sẽ giúp cho bạn thêm phần tự tin, chủ động hơn trong việc sửa chữa máy kịp thời để đảm bảo hoạt động sản xuất.
Bài chung chuyên mục
- Hộp Số Giảm Tốc Và Bộ Giảm Tốc Cho Động Cơ Điện (11/09/2024)
- Khi Nào Nên Lắp Động Cơ Điện Theo Chiều Dọc Cho Bơm (06/09/2024)
- Tầm Quan Trọng Của Cân Bằng Động Động Cơ Điện (30/08/2024)
- Động Cơ Giảm Tốc Transtecno Cho Băng Tải (27/08/2024)
- Thông Báo Nghỉ Lễ 2/9 (22/08/2024)