Động Cơ 3 Pha - Thiết Bị Quan Trọng Trong Nhiều Ngành Công Nghiệp

Các nhà máy hoạt động trong ngành công nghiệp luôn đề cao việc sử dụng thiết bị giúp máy móc hoạt động ổn định. Và động cơ 3 pha hiện đang là một trong những thiết bị vô cùng quan trọng giúp cho nhiều nhà máy ổn định được hoạt động sản xuất.
 
Động cơ 3 pha thiết bị không thể thiếu trong các nhà máy công nghiệp

Động cơ 3 pha có cấu tạo ra sao?

Đây là một dạng máy điện không đồng bộ chạy bằng dòng điện xoay chiều 03 pha. Khi motor điện xoay chiều 03 pha được đem đấu nối vào lưới điện 3 pha thì từ trường quay cũng sẽ được tạo ra từ đó làm Rotor quay trên trục. Chuyển động của Rotor đã được phần trục máy thực hiện truyền ra ngoài và chuyên được dùng để vận hành các loại máy công cụ hay là các cơ cấu chuyển động khác.
Hiện tại, động cơ 3 pha đang được cấu tạo từ 2 thành phần chính đó là Stator và Rotor, trong đó:
- Phần Stator: được lắp ghép cẩn thận từ các tấm thép kỹ thuật điện khá mỏng, phần bên trong thì được xẻ rãnh hoặc được làm bằng khối thép đúc.
- Phần Rotor: là bộ phận quay của động cơ và được ghép lại từ nhiều thanh kim loại tạo thành một cái lồng hình trụ. Rotor trong động cơ cũng được chia thành 2 loại đó là dây quấn và rotor lồng sốc (được tạo nên bởi nhiều thanh kim loại song song)
 
Cấu tạo của động cơ 3 pha

Nguyên lý hoạt động của động cơ 3 pha như thế nào?

Các lá sắt ở bên trong động cơ 3 pha đã được dát rất mỏng nên có thể giảm thiểu thấp nhất dòng điện xoáy tới mức nhỏ nhất. Đây chính là lợi thế lớn nhất của thiết bị vì nó có thể tự khởi động.
 
Các thanh dẫn truyền ở trong Rotor của động cơ được đặt xiên so với bộ phận trục quay. Nhờ đó mà tránh được sự dao động của momen quay ở bên trong động cơ.
Động cơ hoạt động theo nguyên lý là khi ta tiến hành cho dòng điện 3 pha có tần số f vào bên trong 3 dây quấn Stator thì lập tức chúng sẽ tạo ra được từ trường quay ở bên trong động cơ với tốc độ n1=60f/p.
 
Các từ trường quay nằm bên trong động cơ sẽ giúp cho việc cắt lần lượt các thanh dẫn của phần dây quấn Rotor cùng với cảm ứng của những sức điện động. Các dây quấn rotor cũng được tiến hành đấu nối kín mạch vì thế mà sức điện động cảm ứng của động cơ sẽ sinh ra dòng điện ở trong các thanh dẫn rotor. Lúc này thì lực tác dụng tương hỗ của từ trường quay của máy với thanh dẫn sẽ mang dòng điện rotor, điều đó khiến cho rotor sẽ quay nhanh hơn với tốc độ là n < n1 và nó cùng chiều với n1.
Rotor n của động cơ luôn có tốc độ quay nhỏ hơn tốc độ vốn có của từ trường quay n1. Nếu tốc độ quay của rotor bằng nhau thì trong dây quấn rotor sẽ không còn tồn tại cả sức điện động và dòng điện cảm ứng, khi đó lực điện từ sẽ =0.
n=60f/p.(1-s) (vòng/phút) là tốc độ của động cơ.
Hệ số trượt của tốc độ được tính bằng công thức là: s=(n1-n)/n1.

Động cơ 3 pha có những ứng dụng gì?

Ở nước ta hiện nay động cơ 3 pha đang được ứng dụng rất rộng rãi trong nhiều ngành sản xuất, nhất là ở lĩnh vực công nghiệp. 
 
Động cơ 3 pha ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề
Có thể kể đến một số ứng dụng nổi bật đó là:
- Máy bơm nước 3 pha: chuyên được sử dụng để cung cấp nước cho dây chuyền sản xuất hoặc dùng cho hệ thống phòng cháy chữa cháy, dùng cho nồi hơi và các loại tháp tản nhiệt.
- Dùng làm động cơ cho motor kéo.
- Làm động cơ của máy phát điện xoay chiều 03 pha.
- Được sử dụng trong dây chuyền chuyên sản xuất các loại phân bón.
- Sử dụng trong xây dựng và công nghệ sản xuất sắt thép,...
 
Trên thị trường hiện nay động cơ 3 pha đang được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, vì thế mà căn cứ vào nhu cầu sử dụng thực tế bạn hãy chọn cho mình loại động cơ phù hợp. Đồng thời, bạn nên nhớ chọn mua động cơ tại cửa hàng có uy tín nhé.
Nhận báo giá ngay

Zalo
Messenger