Tại Sao Cần Phải Bảo Hành Động Cơ Điện? Bảo Hành Bao Lâu Là Hợp Lý

Để động cơ điện được hoạt động bền bỉ với công suất cao nhất không chỉ phải sử dụng vận hành đúng cách, đúng điện áp mà còn cần phải thường xuyên bảo hành động cơ điện theo định kỳ. Vì thế trong bài viết này, Kỹ Thuật Năng Lượng sẽ hướng dẫn cho quý khách cách bảo hành động cơ điện đúng cách.

Chẩn đoán lỗi động cơ thường gặp

 

Lỗi stator:

  • Ngắn mạch

  • Mất cân bằng hoặc thay đổi trở kháng

  • Suy giảm, cách điện

  • Biến dạng lỏng lẻo

  • Quá nhiệt

Lỗi về cơ khí:

  • Rỗ bên trong và ngoài

  • Lỏng, mất cân bằng cơ khí

Lỗi roto:

  • Mất cân bằng (quạt, biến dạng trục)

  • Mất cân bằng nhiệt

  • Độ lệch tâm tĩnh và động

  • Thanh roto gãy, hư hỏng, lỏng lẻo

  • Quá nhiệt

Lỗi bộ phận truyền động:

  • Gãy bánh răng

  • Lệch tâm

  • Mất cân bằng

  • Lỏng lẻo

Lỗi ở ổ trục:

  • Rỗ bên trong và ngoài

  • Bi/con lăn mài mòn

  • Bạc đạn

  • Quá bôi trơn

Lỗi quá trình:

  • Năng Lượng tiêu thụ cao

  • Hiệu suất thấp

  • Bộ lọc và bộ trao đổi nhiệt bị lấy

  • Động cơ quá khổ, quá cỡ

 

 

Việc bảo hành động cơ điện là cần thiết khi động cơ đã hoạt động trong thời gian dài, các bộ phận bên trong đã bị hao mòn đi đáng kể, hiệu suất không còn được như lúc đầu, tuổi thọ và độ bền động cơ đã giảm, các bộ phận khác cũng cần được kiểm tra, thay mới. Bảo hành động cơ giúp phát hiện kịp thời các lỗi và sửa chữa để không gián đoạn việc hoạt động của động cơ.

Các công việc cần làm khi tiến hành bảo hành động cơ điện 

  • Kiểm tra tiếng động cơ khi đang chạy: đối với động cơ hoạt động bình thường, tiếng máy chạy sẽ êm, không có tiếng kêu lạ. Trường hợp động cơ điện có tiếng kêu lạ nên kiểm tra ổ bi, ổ bạc đạn xem có bị mòn không, nếu ổ trục bị khô cũng làm cho động cơ bị kêu.

  • Kiểm tra nhiệt độ động cơ: nếu động cơ nóng lên một cách bất thường, nên kiểm tra các lỗi mà Kỹ Thuật Năng Lượng nêu ở trên để tìm cách khắc phục.

  • Làm sạch bụi bẩn bám vào động cơ: bụi bẩn hay bụi mịn bám vào động cơ hay quạt tản nhiệt sẽ làm động cơ nóng lên, không tản được nhiệt, công suất bị giảm, tiêu tốn điện năng hoạt động.

  • Kiểm tra công suất tiêu thụ bằng ampe kế: công suất hiệu suất tăng khi động cơ làm việc ở công suất định mức và ngược lại.

  • Kiểm tra ổ trục, dây điện, bạc đạn: sau thời gian vận hành lớp cách điện sẽ bị hao mòn ít nhiều. Thường xuyên kiểm tra các ổ trục, bạc đạn sẽ giúp phát hiện lỗi và khắc phục kịp thời.

  • Bảo dưỡng động cơ điện theo khuyến cáo của nhà sản xuất: mỗi động cơ điện sẽ có thời gian bảo hành bảo dưỡng khác nhau, nên bảo hành theo lịch trình của nhà sản xuất để động cơ hoạt động tốt nhất.

Quy trình bảo dưỡng động cơ điện

Kiểm tra bên ngoài động cơ điện

Thông thường sau khi động cơ điện hoạt động được 4000 giờ thì nên tiến hành kiểm tra, bảo hành, bảo dưỡng một lần.

  • Lau chùi bên ngoài động cơ điện

  • Kiểm tra điện trở cách điện

  • Thổi sạch bụi bằng máy nén khí

  • Kiểm tra và siết chặt bulong, đai ốc ở chân đế

  • Kiểm tra và châm thêm mỡ bò trong bạc đạn. Lưu ý khi thêm mỡ bò bạc đạn:

  • Không đổ quá đầy mỡ bò mà chỉ nên đổ ⅔ thể tích khoảng trống bên trong.

  • Nên kiểm tra khả năng chịu nhiệt, chịu tải của motor khi thêm mỡ

Kiểm tra bên trong động cơ điện

  • Tháo các đầu dây dẫn điện

  • Tháo bộ phận tiếp đất

  • Tháo động cơ điện ra khỏi hệ thống máy

  • Tháo puly

  • Tháo nắp chụp cánh quạt và cánh quạt

  • Tháo bu lông nắp trước và sau. Dùng búa gõ nhẹ trên một miếng đệm bằng gỗ hay kim loại mềm để rút nắp sau. Lưu ý gõ tuần tự trên hai điểm đối xứng của đường kính trên mặt nắp, tháo ốc trước nếu như có ốc giữ nắp và vòng bi.

  • Rút phần nắp trước cùng ruột ra khỏi vỏ. Sau đó luồng miếng bìa có bề mặt nhẵn đi vào kẽ hở giữa phần ruột và vỏ ở bên dưới trước khi rút. Sau đó tiến hành rút ruột từ từ và sử dụng tay để đỡ theo, tránh việc làm xây xát bối dây.

  •  Ruột sau khi cần phải kê ở trên giá gỗ. Không được để ruột hoặc trục motor tiếp xúc trực tiếp với mặt đất hoặc mặt bàn.

  •  Chỉ khi cần thay bạc đạn thì mới được tháo ra khỏi trục. Trước khi tháo cần lau sạch trục và bôi lên 1 lớp dầu nhờn mỏng.

  •  Dùng vòng sắt nung đỏ, ốp ở phía bên ngoài vòng bi để giúp nóng vòng bi rồi mới được dùng cảo để tháo.

  •  Tiến hành lắp các chi tiết lại theo thứ tự ngược lại.

Động cơ điện sau khi tháo lắp và bảo dưỡng bảo hành phải hoạt động bình thường,vận hành êm ái, không bị nóng máy bất thường. Đảm bảo không có khe hở giữa các khớp nối động cơ. 

Động cơ điện khi bảo dưỡng cần tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật để tránh xảy ra sự cố gây ra những hư hỏng đáng tiếc. Nếu bạn không có kinh nghiệm bảo hành bảo dưỡng hay sửa chữa động cơ đừng tự ý bảo dưỡng bạn hãy tìm đến các đơn vị cung cấp dịch vụ bảo hành động cơ điện có kỹ thuật chuyên môn giúp cho bạn, nhất là đối với những động cơ điện công suất lớn, trung thế. Kỹ Thuật Năng Lượng cung cấp dịch vụ bảo hành động cơ điện theo tiêu chuẩn của hãng Enertech cho đa dạng ngành nghề như thép, cao su, máy nén khí công nghiệp, điện gió,... Với kinh nghiệm hơn 20 năm trong lĩnh vực sửa chữa, bảo hành bảo trì động cơ điện; đội ngũ kỹ thuật giàu kinh nghiệm, phát hiện nguyên nhân và lỗi kỹ thuật nhanh chóng, uy tín, tiết kiệm thời gian và chi phí.

Động cơ không dùng đến nên bảo quản trong kho. Kho dùng để bảo quản động cơ điện phải có nền cao, khô ráo, không đọng nước, mái không bị dột, cửa gió và có ống thông hơi,.. không đặt gần cống rãnh hoặc môi trường có nhiều bụi, hơi axit, bazơ hay lưu huỳnh. Phải kiểm tra, bảo dưỡng động cơ điện trước khi nhập kho. Nếu động cơ điện đang được đóng thùng thì nên mở ra. Không để động cơ điện ở ngoài trời. 

Qúy khách đang có nhu cầu sửa chữa – bảo hành bảo dưỡng và tìm mua sản phẩm động cơ điện 1 pha, 3 pha vui lòng liên hệ hotline: 0902 677 027 hoặc fanpage:  https://www.facebook.com/enertechvn để được tư vấn.

 

Nhận báo giá ngay

Zalo
Messenger