Kỹ Thuật Năng Lượng Cung Cấp Dịch Vụ Quấn Dây Động Cơ Điện

Trong quá trình sử dụng không tránh khỏi những lúc động cơ điện xảy ra lỗi. Lỗi động cơ điện có thể đến từ nhiều nguyên nhân như hoạt động trong điều kiện khắc nghiệt, cách đấu  nối,... Nếu động cơ điện xuất hiện lỗi và không kiểm tra, sửa chữa kịp thời sẽ làm hiệu suất và tuổi thọ động cơ giảm đi đáng kể.

Nguyên nhân động cơ điện bị cháy:

1. Quá tải:

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất khiến động cơ điện bị cháy. Khi động cơ điện bị quá tải, dòng điện chạy qua động cơ sẽ tăng cao, dẫn đến quá nhiệt và cháy.

Quá tải có thể xảy ra do:

  • Sử dụng động cơ điện có công suất nhỏ hơn so với nhu cầu thực tế.

  • Tắc nghẽn trong hệ thống truyền động.

  • Điện áp quá thấp.

2. Ngắn mạch:

Ngắn mạch xảy ra khi hai dây dẫn điện bị chạm nhau, tạo ra một mạch điện có điện trở rất thấp.

Ngắn mạch có thể xảy ra do:

  • Lớp cách điện của dây dẫn bị hư hỏng.

  • Các bộ phận bên trong động cơ điện bị lỏng lẻo.

  • Vật lạ rơi vào bên trong động cơ điện.

3. Mất pha:

Mất pha xảy ra khi một trong ba pha điện áp cung cấp cho động cơ điện bị mất.

Mất pha có thể xảy ra do:

  • Lỗi trong hệ thống điện.

  • Cầu dao điện bị hỏng.

  • Kết nối dây điện bị lỏng lẻo.

4. Nhiệt độ cao:

Nếu nhiệt độ môi trường xung quanh quá cao, động cơ điện có thể bị cháy.

Nhiệt độ cao có thể xảy ra do:

  • Động cơ điện được đặt trong môi trường kín, không thông thoáng.

  • Hệ thống thông gió của động cơ điện bị hỏng.

  • Quá tải.

5. Lỗi do nhà sản xuất:

Trong một số trường hợp, động cơ điện có thể bị cháy do lỗi do nhà sản xuất.

Cách kiểm tra motor bị cháy:

  • Kiểm tra KDT của động cơ, nếu thấy 1 trong 3 tiếp điểm chính bị cháy, không còn dẫn điện được. Trong khi 2 tiếp điểm còn lại bị dính, không nhả ra được thì động cơ bị cháy do khởi động từ dùng quá lâu ngày bị hư.

  • Trong trường hợp 3 tiếp điểm đều còn tốt thì cần xem lạI bộ cắt điện tự động có chỉnh cho tải quá dòng hay không. Nếu có thì thường là phần cơ khí bị quá tải hoặc ma sát nhiều làm động cơ khó khởi động nên đã chỉnh tự động cắt ở cường độ cao hơn bình thường làm cháy động cơ.

  • Khi tháo một motor điện 3 pha để quấn lại cũng có thể xác định một cách tương đối là cháy do mất pha hay quá tải. Nếu cháy do mất pha thì sẽ có ít nhất vài cuộn thuộc pha này dây đồng không bị cháy nám đen như các cuộn dây của các pha còn lại,

  • Quan sát phần stator nếu có các vết xước bóng do roto quay chạm vào, lý do là bạc đạn bị mòn hư.

  • Nếu trong động cơ có chỗ bị nổ dây và nám đen xung quanh nghĩa là động cơ bị hơi nước lọt vào làm phóng điện một chỗ dẫn tớI làm cháy động cơ.

  • Kiểm tra các đầu nối điện vào động cơ nếu thấy một con bulong lỏng, chính là nguyên nhân làm mất cường độ 1 pha có thể làm cháy động cơ.

Cách khắc phục motor bị cháy:

Trong quá trình vận hành, vì nhiều lý do mà dẫn đến cháy hoặc hỏng hóc motor như: nguồn điện không ổn định, mất pha, quá tải, rơ ổ trục – bạc đạn,…nên cần phải sửa chữa hoặc thay thế motor mới. Chi phí mua động cơ mới rất tốn kém, có khi lên đến hàng tỷ đồng trong khi chi phí quấn sửa lại chiếm một tỉ trọng rất nhỏ trong tổng giá trị của motor nên giải pháp quấn sửa lại được rất nhiều đơn vị lựa chọn. Để quý khách có cơ sở đánh giá vấn đề trên chúng tôi xin giới thiệu một số vấn đề cốt lõi mang lại chất lượng của một Motor điện quấn sửa lại như sau:

  1. Giảm độ từ thẩm

Chúng ta biết tính chất cơ bản của motor điện là chuyển hóa năng lượng điện thành năng lượng cơ học trên trục quay của động cơ (Rotor) thông qua cơ chế truyền từ trường từ stator sang rotor, mức độ năng lượng truyền sang rotor phụ thuộc rất nhiều vào độ từ thẩm của lõi sắt stator và rotor. Thông thường sau mỗi lần bị cháy, độ từ thẩm của lõi sắt từ sẽ bị giảm đi một phần.

Như vậy, khi quấn lại một động cơ bị cháy nếu không được kỹ thuật có kiến thức, kinh nghiệm tính toán điều chỉnh mà cứ quấn lại như cũ thì sẽ bị giảm công suất cũng như phát nhiệt nhiều và nhanh bị cháy lại. Thông thường, nhiều cơ sở quấn motor hay làm lại như cũ nên hiệu quả hoạt động của motor không cao.

Nếu được tính toán đúng thì một motor quấn sửa lại có thể đạt 95% công suất như motor mới.

  1. Lót cách điện và tẩm sấy keo cách điện

Trước khi quấn dây thì việc cần làm trước tiên là lót cách điện vỏ, trong quá trình quấn phải đảm bảo lót cách điện giữa cáp pha và sau khi quấn xong phải tẩm sấy keo cách điện cho từng rãnh dây nhằm giảm thiểu nguy cơ say ra các sự cố như: chạm vỏ, chạm pha, chạm vòng,... Tất cả tùy vào mức độ mà có thể làm cháy động cơ, điện giật,… Vì vậy vật liệu lót cách điện cần đảm bảo độ cách điện, bền với thời gian, có khả năng chịu môi trường nhiệt độ cao độ ẩm.

  1. Chất liệu và chất lượng dây quấn

Thông thường dây quấn motor là chất liệu bằng đồng có tráng một lớp men cách điện bên ngoài. Tuy nhiên, để giảm giá thành nhiều đơn vị sửa chữa dùng dây nhôm làm dây quấn thay cho dây đồng, điều này làm giảm đáng kể công suất cũng như độ bền của motor. Ngoài ra, chất lượng dây cũng có rất nhiều loại với độ tinh khiết khác nhau cũng ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng vận hành của motor, motor điện 1 pha.

  1. Phương pháp quấn dây

Phương pháp quấn dây ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng vận hành của motor, có nhiều cách khác nhau như dùng tay hoặc máy để đưa dây quấn vào các rãnh của motor. Tuy nhiên, phương pháp quấn đúng cũng như sự cẩn thận, tỉ mỉ giúp các cuộn dây được đua vào rãnh một cách nguyên vẹn, phương pháp không đúng và sự thiếu cẩn thận có thể làm giãn các sợi dây cũng như rạn nứt, tróc lớp men cách điện và điều này khiến động cơ vận hành không bền.

Kỹ Thuật Năng Lượng với đội ngũ kỹ thuật giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực sửa chữa động cơ điện. Với kinh nghiệm quấn dây các dòng động cơ lớn, chúng tôi tin rằng sẽ đem đến cho khách hàng những con động cơ sau khi sửa chữa hoạt động mạnh mẽ, hiệu suất cao. Để được tư vấn vui lòng liên hệ hotline 0902 477 357 hoặc fanpage: https://www.facebook.com/enertechvn

Nhận báo giá ngay

Zalo
Messenger