Các Trạng Thái Làm Việc Của Động Cơ Không Đồng Bộ 3 Pha

Động cơ không đồng bộ 3 pha có ba trạng thái làm việc chính. Ở bài viết này, Kỹ Thuật Năng Lượng sẽ giới thiệu đến các bạn ba trạng thái làm việc đó và ảnh hưởng của ba trạng thái tác động lên động cơ.

Trạng thái động cơ làm việc không tải

Chính trong tên gọi đã mô tả định nghĩa về trạng thái này. Động cơ làm việc không tải (quay nhưng không kéo phụ tải) hoặc non tải chính xác là dòng điện chạy trong động cơ đang hoạt động nhưng không gắn phụ tải. Ngoài ra, trong một số trường hợp tuy có cấp tải nhưng vẫn xem như động cơ hoạt động không tải, ví dụ như:

  • Động cơ dành cho máy bơm nước ly tâm, khi hoạt động đầu thoát nước bị kín nên không có lưu lượng ngõ ra.

  • Động cơ kéo thang máy, khi hoạt động buồng thang chứa tải cân bằng với đối trọng.

Dòng điện trong dây quấn động cơ nhỏ không có hại gì cho động cơ điện, nhưng lãng phí vốn đầu tư, đồng thời hệ số công suất và hiệu suất ra thấp, gây nên lãng phí điện năng. Động cơ sẽ làm việc hiệu quả nhất ở mức tải 75%, nhưng khi tải xuống dưới 50% hoặc vận hành ở chế độ không tải thì hiệu suất động cơ sẽ giảm nhanh, dẫn đến hệ số công suất thấp, gây tiêu hao điện năng vô ích. Vì thế, không nên cho động cơ điện làm việc non tải hoặc không tải.

Trạng thái động cơ điện bị ngắn mạch

Ngắn mạch hay còn gọi là đoản mạch, chúng làm cho tổng mạch nhỏ đi vì mạch điện bị chập lại ở một điểm nào đó. Lúc này, dòng điện trong mạch sẽ tăng cao đột biến và điện áp giảm đi.

Hiện tượng ngắn mạch của động cơ điện do các nguyên nhân như: điện trở cách điện của động cơ điện bị giảm xuống (do động cơ bị ẩm) hoặc do va chạm cơ khí làm hỏng cách điện sẽ gây ra hiện tượng ngắn mạch giữa các pha với nhau hoặc giữa các vòng dây của một pha với nhau hoặc giữa pha với nhau. Ngoài ra, cần chú ý các hiện tượng sau:

  • Khi đóng điện vào động cơ điện, roto bị kìm lại không quay được, dòng điện chạy trong dây quấn sẽ rất lớn, để lâu có thể gây cháy động cơ.

Ngắn mạch sẽ gây ra các hậu quả như:

  • Chập cháy nổ

  • Nhiệt độ tăng cao, phá hủy các đặc tính cách điện, gây ra các ngắn mạch khác.

  • Sụt áp lưới điện, làm động cơ hư hỏng, dừng hoạt động.

Các loại ngắn mạch thường hay gặp:

  • Ngắn mạch 3 pha (3 pha chập nhau)

  • Ngắn mạch 2 pha (2 pha chập nhau)

  • Ngắn mạch 1 pha chạm đất (1 pha chập đất hoặc chập dây trung tính)

  • Ngắn mạch 2 pha chạm đất (2 pha chập nhau đồng thời chạm đất)

Để giảm thiểu tối đa hiện tượng ngắn mạch trước khi động cơ điện làm việc nên tiến hành đo điện trở cách điện đối với các dòng động cơ điện có công suất trung bình và nhỏ. Nếu điện trở cách điện nhỏ hơn 0.5M thì phải sấy động cơ rồi mới được phép vận hành. Trong quá trình vận hành cần lưu ý nếu roto bị kẹt hoặc phụ tải quá nặng không quay được phải kịp thời cắt điện, nếu để lâu sẽ gây cháy động cơ điện.

Trạng thái động cơ điện có điện áp làm việc không đối xứng

Nếu điện áp 3 pha đặt vào động cơ không cân bằng. Trong động cơ, ngoài từ trường thuận (cùng chiều với chiều quay roto) còn có từ trường ngược. Từ trường với chiều quay momen ngược làm giảm momen của động cơ, làm tăng tổn hao trong động cơ. Dòng điện trong động cơ tăng và động cơ phát nóng tăng lên. Trạng thái làm việc không đối xứng thường xảy ra khi mất một pha điện. Nếu không khắc phục kịp thời sẽ dẫn đến động cơ quá nóng, gây cháy.

Hi vọng rằng những thông tin Kỹ Thuật Năng Lượng vừa chia sẻ, sẽ giúp cho các bạn có thêm kinh nghiệm để xử lý các trường hợp làm việc của động cơ một cách hiệu quả, cho động cơ hoạt động ổn định, bền bỉ. Để được tư vấn về các dòng động cơ điện Enertech vui lòng liên lạc hotline: 0902 677 027 hoặc fanpage: https://www.facebook.com/enertechvn để được hỗ trợ.

Nhận báo giá ngay

Zalo
Messenger